1. Khái niệm sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường là một trong những tín hiệu giao thông quan trọng nhằm phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi. Cung cấp thông tin cần thiết, hướng dẫn giao thông ngày và đêm, giúp người tham gia giao thông, xe cộ tuân thủ luật lệ giao thông.

Sơn kẻ vạch đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường mang đến rất nhiều lợi ích cho giao thông và góp phần đảm bảo an ninh đô thị. Và để thi công vạch kẻ đường thì người ta sử dụng dòng sơn chuyên dụng trong ngành giao thông với những đặc tính và cấu tạo phù hợp yêu cầu mỗi hạng mục thi công. Sơn vạch kẻ đường hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong các công trình giao thông và cuộc sống:

  • Sơn các loại vạch kẻ đường nằm ngang và đứng.
  • Sơn kẻ đường các gara ô tô, bãi xe, vị trí phân ô để xe.
  • Sơn tầng hầm: chỉ dẫn và điều hướng lối đi.
  • Sơn nhà xưởng: vạch nền phân chia lối đi lại, khu vực làm việc, chỉ dẫn hỗ trợ người lao động...

Chính vì vậy, dòng sơn này đã đem lại rất nhiều công dụng hữu ích cho chủ đầu tư và người tham gia giao thông.

2. Cách phân loại sơn vạch kẻ đường giao thông

Với mỗi công trình giao thông, thi công sơn vạch kẻ đường là khâu quan trọng không thể thiếu. Sơn được sử dụng chia làm 2 loại chính là sơn nhiệt dẻo và sơn lạnh. Mỗi loại chia làm hai dạng: 

- Sơn nhiệt dẻo: Phản quang và không phản quang

- Sơn lạnh: Phản quang và không phản quang.

Sơn nhiệt dẻo là loại sơn sử dụng chất kết dính là nhiệt nhựa dẻo gồm Maleic, Hydrocarbone C9, Hydrocarbone C5, Petroresin…

Bạn cần phải gia nhiệt đến một mức độ nhất định để có thể thi công loại sơn này.

Sơn lạnh là loại sơn có thành phần  chính là gốc dầu, gốc Alkyd hay gốc Acrylic.

Sơn này không cần gia nhiệt như sơn nhiệt dẻo mà được pha sẵn và chỉ cần khuấy đều, dùng rulo, súng phun hoặc cọ để thi công.

Sơn phản quang có chưa chất tạo màng phản quang (bi thủy tinh) và thành phần chính là sơn gốc dầu.

Với loại sơn này, khi ánh sáng chiếu vào, sẽ phát ra ánh sáng trên bề mặt sơn, giúp người đi đường có thể dễ dàng nhận thấy từ xa. Trong quá trình thi công với loại sơn dẻo nhiệt, muốn có độ phản quang cần rắc bi phản quang.

3. Những tính năng nổi bật của sơn vạch kẻ đường giao thông

Sơn vạch kẻ đường giao thông  được tạo ra bởi các hạt nhựa tổng hợp và biến tính Alkyd, bột vàng, bột màu trắng titan dioxide, bột phụ gia kết hợp cùng những hạt bi phản quang. Do vậy, sơn có tính phản xạ cao và những tính năng nổi bật như:

  • Khi thi công trên bề mặt đường sơn khô rất nhanh.
  • Có tính định hình và phản chiếu ánh sáng tốt.
  • Độ bền màng sơn cực cao, chịu tải lớn và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, thời tiết.
  • Khả năng bám dính cao, chống trơn trượt.
  • Dễ dàng thi công, an toàn và tiện lợi.

4. Quy trình thi công sơn vạch kẻ đường đúng chuẩn

Thi công sơn đảm bảo đúng quy trình để công trình đạt độ thẩm mỹ và độ bền cao. Cần lưu ý đặt biển báo và đèn tín hiệu hai đầu đoạn đường. Định vị tim, lề đường, căng dây làm cự ly cho xe sơn đi.

Chuẩn bị bề mặt

Đối với nơi thi công sơn vạch kẻ đường trên bề mặt phải được làm sạch bằng máy đánh đường, chổi quét hoặc bàn chải sắt. Đảm bảo bề mặt sạch và khô. Không bám bụi hay các tạp chất khác. Đối với các bề mặt bê tông lồi lõm cần trám vá che đi những khuyết điểm, bề mặt được bằng phẳng trước khi thi công.

Làm sạch bề mặt đường cần sơn

Dán băng keo định vị đường sơn vạch kẻ
Dùng băng keo dán chuyên dụng để đánh dấu, xác định đường line cần thi công sơn kẻ vạch. Thợ thi công nên sử dụng dán băng keo giấy trực tiếp đánh đấu 2 bên mép đường kẻ đã đánh dấu theo như trên bản vẽ thi công.

Dán băng keo định vị

Xem thêm bài viết liên quan: 

 

Thi công sơn lót

Cho sơn lót ra một chiếc khay và dùng con lăn nhúng vào sơn, lăn thật đều xuống mặt đường. Chú ý lăn rộng hơn độ rộng của vạch sơn một chút. Sau đó, chờ  cho sơn khô mới bắt đầu thi công sơn nóng, đảm bảo lớp lót trung gian khô có tác dụng kết nối giữa mặt nền bê tông và lớp sơn phủ cuối.

Thi công sơn vạch kẻ đường

Thi công sơn vạch kẻ đường

Khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, tiếp tục lớp phủ cuối từ 2 đến 3 lớp sơn phủ vạch kẻ đường. Thi công sơn kẻ vạch đường giao thông thì cần chú ý đến độ chảy. Nếu sử dụng sơn dẻo thì sản phẩm dễ dàng đun nóng chảy, rút ngắn được thời gian chuẩn bị từ đó cho bạn thi công sơn nhanh chóng hơn. Duy trì nhiệt độ ở 1800 độ C – 2000 độ C thì sơn sẽ có độ chảy tốt.

Cuối cùng, tiến hành kiểm tra thủ công. Bóc một miếng sơn đã thi công trên mặt đường, sử dụng thước cặp để đo xem độ dày đã đạt tiêu chuẩn hay chưa. Kiểm tra lớp sơn không phồng rộp, không rỗ, nứt, sơn lên đều màu.

Khi lớp sơn phủ đã khô tiến hành lột bỏ dần dần lớp băng keo giấy 2 bên mép đường kẻ, vệ sinh sạch sẽ bàn giao lại mặt bằng thi công.

Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn nắm vững những thông tin cũng như quy trình thi công sơn vạch kẻ đường giao thông đúng chuẩn nhất hiện nay. Các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được giải pháp tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng lâu bền trong việc kẻ vạch đường giao thông.

 

Thái Dương Paint với hơn 12 năm kinh nghiệm sản xuất sơn các dòng sơn kim loại, sơn xây dựng, sơn epoxy, sơn ô tô, xe máy. Là một doanh nghiệp sơn nội địa Việt Nam được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu. Luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và đã làm hàng nghìn khách hàng hài lòng.